Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài (2): Cách thức vận chuyển


stdClass Object ( [id] => 42 [name] => HỌC ĐAN MÓC LEN [slug] => hoc-dan-moc-len [excerpt] => [content] => [image] => banner_QC/B%C3%B4ng%20g%C3%B2n%20bi.jpg [imagetop] => [urlimgtop] => [urlimghome] => https://shope.ee/4pb4vQNKUa [imageleft] => [urlimgleft] => [imageright] => banner_QC/KIM%20M%C3%93C%20TULIP.jpg [urlimgright] => https://bit.ly/3ItWrvu [adsvanban] => [adsnhung] => [seo_title] => [seo_description] => [seo_keywords] => [key_primary] => [seo_point] => [order] => 0 [public] => 1 [status] => 1 [statusads] => 1 [adschild] => 1 [hot] => 0 [created] => 2020-12-04 16:56:48 [updated] => 2022-06-03 21:56:21 [user_created] => 2 [user_updated] => 2 [parent_id] => 0 [level] => 1 [lft] => 2 [rgt] => 35 [key] => [theme_layout] => 0 [theme_view] => 0 ) 

Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài (2): Cách thức vận chuyển

Bên cạnh cách thức thanh toán thì cách thức vận chuyển đồ len handmade cho khách nước ngoài cũng khiến nhiều chị em lenbiz đau đầu. Đa phần mọi người không biết sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế bên nào ổn, phí ship ra sao và thời gian gửi thế nào… Bài viết thứ 2 trong series Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình vận chuyển sản phẩm len handmade ra nước ngoài.
28-04-2024
02:58

Bên cạnh cách thức thanh toán thì cách thức vận chuyển đồ len handmade cho khách nước ngoài cũng khiến nhiều chị em lenbiz đau đầu. Đa phần mọi người không biết sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế bên nào ổn, phí ship ra sao và thời gian gửi thế nào… Bài viết thứ 2 trong series Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình vận chuyển sản phẩm len handmade ra nước ngoài.

Nếu khách là Việt kiều, bạn có thể nói khách nhờ người nhà gửi hàng qua, vì họ hay gửi đồ qua lại nên sẽ rành thủ tục hơn mình. Còn nếu họ vẫn muốn bạn gửi hàng cho họ hoặc khách là người nước ngoài thì bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

+ Các đơn vị vận chuyển quốc tế

Dưới đây là một số đơn vị vận chuyển quốc tế được nhiều người sử dụng hiện nay:

HpwCargo: https://hpwcargo.com.vn

ISO Logistics: https://iso-logistics.vn

Lionbay Express: https://lionbay.express

SGLink: https://sglink.vn

SaigonBay: https://saigonbay.vn

Vietnampost: http://www.vnpost.vn

Bạn cần đọc kỹ chính sách của từng đơn vị vận chuyển để cân nhắc khi làm việc cùng, nhằm tránh việc bị thu giữ hàng hóa không đáng có, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình kinh doanh cũng như tài khoản bán hàng của bạn trên các sàn thương mại điện tử quốc tế. Thường thì mỗi đơn vị vận chuyển đều có các nhân viên hỗ trợ, bạn có thể làm việc trực tiếp với họ.

Một số lưu ý khi chọn đơn vị vận chuyển:

+ Khai báo chi tiết và thông quan từng kiện riêng lẻ.

+ Mã tracking được trả ngay sau khi tạo đơn, trả ngay trong ngày.

+ Chính sách giá ship ổn định, ít thay đổi.

+ Chính sách bồi thường rõ ràng.

+ Nhân viên hỗ trợ trả lời tin nhắn nhanh.

+ Hỗ trợ chiết khấu cho các khách hàng có lượng đơn hàng lớn hàng tháng.

+ Phí vận chuyển:

Các bên vận chuyển đều có chính sách phí vận chuyển cho từng nước và khu vực, bạn có thể hỏi nhân viên hỗ trợ để có được bảng giá phí vận chuyển cụ thể. Bạn chỉ cần cân đo gói hàng của mình rồi quy đổi ra trọng lượng chuẩn rồi so với bảng giá sẽ biết được giá phí vận chuyển cho từng đơn hàng. Dưới 2kg thường sẽ có phí ship cụ thể cho mỗi trăm gram, trọng lượng càng lớn phí ship sẽ càng rẻ hơn, kiểu như khách mua nhiều món hàng sẽ lợi về tiền ship hơn. Ví dụ, khách mua 1 búp bê tiền ship tới Mỹ tầm 15-20$, nhưng khi mua 2 búp bê phí ship chỉ khoảng 25-30$, mua 3 búp bê phí ship tầm 35-40$… Ngoài ra giá ship thường cũng sẽ rẻ hơn giá ship nhanh.

Thường sẽ có 2 cách tính phí vận chuyển là dựa vào trọng lượng và thể tích, cái nào lớn hơn sẽ tính theo cái đó. Công thức quy đổi thể tích ra trọng lượng: (chiều dài x chiều rộng x chiều cao):5000 (hoặc :6000 tùy đơn vị vận chuyển), khi đó sẽ ra số kg thực của đơn hàng để tính giá phí vận chuyển theo bảng. Vậy nên khi đóng gói hàng, bạn cần đóng gói sát sao để tránh phát sinh phí ship cộng thêm.

Bên cạnh cách thức thanh toán thì cách thức vận chuyển đồ len handmade cho khách nước ngoài cũng khiến nhiều chị em lenbiz đau đầu. Đa phần mọi người không biết sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế bên nào ổn, phí ship ra sao và thời gian gửi thế nào… Bài viết thứ 2 trong series Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình vận chuyển sản phẩm len handmade ra nước ngoài.

Bảng giá phí vận chuyển của SaigonBay để bạn tham khảo

Ví dụ: 1 bé búp bê len cao 30cm nặng tầm 250gr nếu bạn đóng gói bịch nylon thông thường thì phí ship sẽ tính theo trọng lượng 250gr. Tuy nhiên, nếu bạn đóng gói bé búp bê này vào hộp có kích thước: dài 30cm, rộng 20cm và cao 7,5cm (trọng lượng cả hộp là 400gr) thì khi đó trọng lượng quy đổi sẽ là (30x20x7,5):5000=900gr, phí vận chuyển lúc này sẽ tính theo trọng lượng quy đổi 900gr.

Bên cạnh cách thức thanh toán thì cách thức vận chuyển đồ len handmade cho khách nước ngoài cũng khiến nhiều chị em lenbiz đau đầu. Đa phần mọi người không biết sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế bên nào ổn, phí ship ra sao và thời gian gửi thế nào… Bài viết thứ 2 trong series Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình vận chuyển sản phẩm len handmade ra nước ngoài.

Một điều cần lưu ý là phí ship quốc tế thường khá cao, thậm chí còn cao hơn giá trị đơn hàng nên bạn cần tham khảo phí ship trước và báo rõ cho khách hàng để tránh phát sinh rắc rối về sau. Hoặc nắm rõ phí ship khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử quốc tế, bạn cũng sẽ yên tâm set giá bán cho phù hợp.

+ Cách thức đóng gói:

Tùy vào loại sản phẩm len handmade mà bạn có thể chọn cách đóng gói phù hợp: hút chân không và bọc nylon hoặc đóng hộp/thùng. Ship hàng quốc tế thường các đơn vị vận chuyển không chỉ tính kg và còn tính cả thể tích và kích thước hộp/thùng.

Hút chân không sản phẩm sẽ giúp giảm phần nào chi phí ship hàng. Nhiều bạn băn khoăn không biết có nên hút chân không sản phẩm len sợi đi nước ngoài không vì sợ hàng đến tay khách bị méo mó. Với các sản phẩm như thú bông và búp bê len, bạn có thể hút chân không để giảm thể tích, chỉ cần nhồi bông đều và chắc chắn, lúc hút chân không thì chỉnh cho đầu tóc váy áo không bị xõa lung tung, muốn yên tâm hơn nữa thì bọc thêm lớp chống sốc. Lúc cắt túi hàng ra có thể sản phẩm sẽ hơi bẹp một xíu, để bình thường một lúc sẽ phồng lại ngay. Riêng với quần áo, khăn len thì bạn nên cẩn trọng hơn. Nếu sản phẩm làm bằng sợi tự nhiên thì bạn nên nhắn người nhận chờ thêm nửa ngày sau khi mở ra, nó sẽ tự phẳng lại. Còn nếu sản phẩm làm bằng sợi tổng hợp, linen hoặc cotton thì dễ bị nhăn hoặc gập lại sau khi hút chân không, vì vậy đòi hỏi thời gian để phẳng tự nhiên lâu hơn hoặc phải là ủi.

Đóng hộp/thùng thì sản phẩm len nhìn sẽ chỉnh chu, an toàn hơn nhưng bù lại, phí ship sẽ cao hơn rất nhiều. Đặc biệt với sản phẩm hoa len ship quốc tế chắc chắn phải đóng gói vào thùng và chiếm thể tích rất lớn.

Bạn có thể nhờ bên vận chuyển quốc tế đóng gói nhưng chắc chắn sẽ mất thêm phí và không yên tâm bằng. Tốt nhất hãy tự đóng gói hoàn thiện và dán tem đầy đủ (ghi rõ tên người nhận, địa chỉ) để tránh nhầm lẫn. Đối với hàng dễ vỡ, cong vênh… bạn cần đóng gói bảo đảm và chịu trách nhiệm về gói hàng, vì nếu hàng bể vỡ không thể khiếu nại.

Bên cạnh cách thức thanh toán thì cách thức vận chuyển đồ len handmade cho khách nước ngoài cũng khiến nhiều chị em lenbiz đau đầu. Đa phần mọi người không biết sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế bên nào ổn, phí ship ra sao và thời gian gửi thế nào… Bài viết thứ 2 trong series Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình vận chuyển sản phẩm len handmade ra nước ngoài.

Đóng gói chậu hoa sứ cẩn thận, bọc thêm xốp chống sốc nhiều lớp và cố định vị trí chậu hoa trong thùng.

+ Cách thức gửi hàng đến bên vận chuyển:

Hầu hết các công ty vận chuyển quốc tế đều có trụ sở/ văn phòng chi nhánh ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… Ngày nay việc gửi hàng đến bên vận chuyển cũng khá dễ dàng hơn trước. Nếu ở gần công ty vận chuyển quốc tế, bạn chỉ việc mang hàng ra văn phòng/trụ sở của họ. Còn nếu ở tỉnh, bạn có thể chọn một đơn vị vận chuyển trong nước để gửi hàng đến đơn vị vận chuyển quốc tế bạn chọn, thanh toán phí ship và các khâu sau đó họ sẽ xử lý tất tần tật thay bạn. Họ sẽ in và dán mã tracking cho gói hàng của bạn. Có một số đơn vị vận chuyển quốc tế còn có dịch vụ lấy hàng tại nhà, vậy nên việc duy nhất bạn cần làm là đóng gói hàng hóa cẩn thận.

+ Thời gian khách nhận được hàng:

Thời gian ship phụ thuộc vào quốc gia bạn muốn gửi hàng đến. Nếu bạn có hàng sẵn, thường thì 10-12 ngày, nhanh thì 3-5 ngày khách nước ngoài nhận được hàng. Nếu là hàng order đặt làm riêng theo yêu cầu, bạn phải cộng thêm thời gian làm hàng. Ngoài ra, nếu bạn ở tỉnh không có đơn vị vận chuyển quốc tế thì phải cộng thêm thời gian gửi hàng từ tỉnh đến công ty vận chuyển quốc tế nữa. Thế nên, việc ở cùng tỉnh thành với công ty vận chuyển cũng là một lợi thế giúp rút ngắn thời gian khách nhận được hàng.

+ Theo dõi hành trình đơn hàng:

Cũng giống như mã vận đơn dùng để theo dõi đơn hàng khi vận chuyển hàng trong nước, ngay sau khi bên vận chuyển quốc tế nhận được hàng của bạn, họ sẽ gửi lại cho bạn mã tracking để bạn gửi khách hoặc nhập vào mục vận chuyển khi bán trên các sàn thương mại điện tử quốc tế. Và bạn hoàn toàn có thể dựa vào mã tracking này để theo dõi hành trình đơn hàng và biết được đơn hàng đang đi đến đâu để xử lý kịp thời.

Bên cạnh cách thức thanh toán thì cách thức vận chuyển đồ len handmade cho khách nước ngoài cũng khiến nhiều chị em lenbiz đau đầu. Đa phần mọi người không biết sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế bên nào ổn, phí ship ra sao và thời gian gửi thế nào… Bài viết thứ 2 trong series Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình vận chuyển sản phẩm len handmade ra nước ngoài.

Mã tracking của một đơn hàng vận chuyển qua ups.com

+ Chính sách bồi thường hàng hóa do thất lạc, hư hỏng hoặc bị hải quan bắt:

Làm hàng len handmade bạn cũng biết, để cho ra một sản phẩm phải tốn rất nhiều công sức và thời gian, chưa kể nếu là hàng độc lạ thì giá trị đơn hàng càng cao. Nếu bị mất hàng thì chúng ta phải đền tiền cho khách, thậm chí còn bị khóa shop nếu bán trên các sàn thương mại điện tử quốc tế. Bên vận chuyển có thể đền bù ít nhiều cho bạn khi mất hàng nhưng vấn đề ở đây không chỉ nằm ở tiền mà còn nằm ở uy tín nữa. Khách ở nước ngoài họ chờ rất lâu để nhận hàng và cuối cùng nhận lại một câu trả lời mất hàng thì chúng ta có thể mất khách như chơi.

Thực ra việc hàng bị thất lạc trong quá trình vận chuyển là bình thường. Vận chuyển trong nước cũng mất hàng như cơm bữa, huống hồ là vận chuyển quốc tế phải qua nhiều khâu xử lý hơn. Đó là tai nạn không ai mong muốn cả, bạn nên xem đó là rủi ro kinh doanh. Quan trọng là cách bên vận chuyển xử lý từng trường hợp như thế nào để 2 bên cùng cảm thấy thoải mái. Các bên có thể ngồi xuống trao đổi với nhau để cùng khắc phục hậu quả cho thỏa đáng. Nói thật là không có bên vận chuyển nào không làm mất hàng của khách.

Trên thực tế khi gửi bảng giá, bên vận chuyển đều có nêu rõ chính sách bồi hoàn này nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua không thèm đọc, đến khi xảy ra rủi ro lại yêu cầu bên vận chuyển đền nguyên giá trị hàng thực tế. Việc đền bù này nên được thống nhất từ đầu khi gửi hàng, khi có rủi ro thì dựa vào đó để xử lý. Bạn cần tìm hiểu rõ dịch vụ để cân đối giá trị hàng, từ đó chọn chi phí và cân nhắc việc có nên mua bảo hiểm hàng hóa hay không.

Chính sách đền bù thất lạc hay mất hàng là theo chính sách từng công ty, nhìn chung chính sách này ở các bên vận chuyển khá giống nhau, không có khác biệt gì nhiều (hoàn phí ship, có thể hỗ trợ một phần phí cơ bản...). Có nơi thì mỗi đơn hàng được đền bù 20-25$, hàng hóa có giá trị cao đến đâu cũng chỉ được đền bù tối đa 100$. Có nơi thì áp dụng phí bảo hiểm là 1,75% giá trị khai báo (đối với hàng hóa giá trị cao), khi mất hàng trong quá trình vận chuyển sẽ được đền bù theo giá trị khai báo. Thực tế thì đây là chính sách riêng của công ty họ, thường họ chỉ đền bù theo mức trách nhiệm vận tải thôi. Trường hợp hàng bị mất, công ty vận chuyển cũng chịu rủi ro là mất trắng và phần đền bù này cũng là công ty vận chuyển phải bỏ tiền túi ra. 

Bên cạnh cách thức thanh toán thì cách thức vận chuyển đồ len handmade cho khách nước ngoài cũng khiến nhiều chị em lenbiz đau đầu. Đa phần mọi người không biết sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế bên nào ổn, phí ship ra sao và thời gian gửi thế nào… Bài viết thứ 2 trong series Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình vận chuyển sản phẩm len handmade ra nước ngoài.

Chính sách vận chuyển của công ty SaigonBay

Bên cạnh đó, khi đánh giá uy tín hay sự nhiệt tình của một công ty vận chuyển, bạn cần trải nghiệm một thời gian dịch vụ bên họ. Trừ khi bạn dùng dịch vụ vận chuyển bên họ vài tháng mà thấy tệ quá thì nên đổi bên khác.

Biết rõ về cách thức thanh toán cũng như cách thức vận chuyển đồ len handmade ra nước ngoài, hy vọng từ giờ bạn có thể yên tâm mang sản phẩm len của người Việt mình sánh vai với bạn bè quốc tế. Hãy nâng cao tay nghề mỗi ngày và mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn khách hàng ngoại quốc đầy tiềm năng nhé!

 

Tham gia group để chia sẻ cùng các chị em yêu len nhé: LENBIZ - Lan tỏa tình yêu đan móc

Like page để cập nhật nhanh các mẫu và tin tức mới nhé: LENBIZ.vn - New Page

 

>>> Bán đồ len handmade cho khách nước ngoài (1): Cách thức thanh toán

Tags:



CỘNG ĐỒNG

Theo dõi fanpage

 

---------------------------------------------------------

Lenbiz.vn là trang tin tức đan móc lớn nhất Việt Nam - nơi bạn sẽ tìm thấy những kiến thức đan móc hữu ích, những chart đan móc hướng dẫn chi tiết, những mẹo đan móc thú vị... cũng như được trau dồi thêm tình yêu đan móc và được kết nối với những con người tài năng trong làng đan móc Việt và thế giới.


logo lenbiz.vn

 

Email: lenbizvn@gmail.com

Điện thoại: +84903866770

© 2020-2021. Toàn bộ bản quyền thuộc lenbiz.vn

Liên kết: Đàn Piano

fanpage facebook
Mở Khung